Giống lúa tím mà ông Hòa đặt tên là “Thảo dược Vĩnh Hòa” bắt đầu vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam là khi được các giáo sư, các nhà khoa học trong và ngoài nước tìm đến với ông sau nhiều cuộc hội thảo bàn về lúa - gạo. Và từ gợi ý của 3 giáo sư đến từ Đại học Harvard (Mỹ) đã tạo thêm niềm tin, nghị lực cho ông đi tìm các kháng chất phòng, chống ung thư. “Các giáo sư nói với tôi, những loại nông sản có màu tím rất có thể có các chất kháng tế bào ung thư, nhất là giống lúa ở Nghệ An sinh trưởng trong thời tiết hết sức khắc nghiệt”, ông Hòa nhớ lại.
Và hành trình đi tìm các chất Anthocyanin, Genistein; GABA trong lúa tím của ông lại bắt đầu. Háo hức mang gạo đi kiểm nghiệm, mãi đến cuối tháng 3/2019, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có Thông báo số 4424/PKN-VKNQG, rằng hàm lượng các chất kháng tế bào ung thư lần lượt là: Anthocyanin 0,20; Genistein 0,74 và GaBa 33,4.
Sau khá nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm về lúa gạo trong và ngoài nước, như một cơ duyên, năm 2018, ông lại được các giáo sư người Mỹ ghé thăm và “mách nước” cách chiết xuất các kháng chất quý giá kháng ung thư bằng phương pháp nấu cao truyền thống của Việt Nam.
Một năm trời mày mò chưng cất khi cao đã lên khuôn, nhưng liệu có giữ được hàm lượng của các kháng chất ở trong cao không? Lại thêm một dấu hỏi lớn, lại thêm một lần người cựu binh già "khăn gói" ra Viện Sinh học thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Đến tháng 3/2020, cao lúa thảo dược Vĩnh Hòa của ông được Viện này khẳng định: “Đã thể hiện hoạt tính trên các dòng tế bào ung thư...”, niềm vui vỡ oà nhớ lại mắt vẫn rưng rưng. Cũng theo ông Hòa, chính ông cũng gặp may, vì Viện Công nghệ sinh học đang còn 3 mẫu tế bào ung thư cuối cùng của Mỹ, là các dòng tế bào ung thư vú, ung thư gan và ung thư phổi để thử nghiệm. |